ĐIỀU LỆ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BẮC NINH Khóa II, Nhiệm kỳ 2012 – 2017 (Được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 611/QĐ-UBND ngày 18/5/2012) Chương I TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH Điều 1: Tên gọi, biểu tượng, tư cách pháp nhân của Hiệp hội
Điều 2: Tôn chỉ, mục đích Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (gọi chung là các doanh nghiệp) có mục đích tập hợp, phối hợp, trao đổi liên kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp cũng như các cơ sở, cơ quan hữu quan, các tổ chức trong nước và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo pháp luật của nhà nước góp phần thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh." Hiệp hội là tổ chức đại diện làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của Nhà nước trong mọi hoạt động, đồng thời tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho lãnh đạo tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, pháp luật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và lợi ích của tỉnh, của quốc gia và các doanh nghiệp, doanh nhân. Điều 3: Phạm vi hoạt động Hiệp hội hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh, theo pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ này. Hiệp hội chịu sự lãnh đạo, quản lý của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và của Mật trận tổ quốc tỉnh Bắc Ninh. Hiệp hội đại diện và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong khuôn khổ được pháp luật quy định. Chương II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Điều 4: Hiệp hội có những chức năng sau:
Điều 5: Hiệp hội có nhiệm vụ sau:
Điều 6: Quyền hạn của Hiệp hội
Chương III HỘI VIÊN Điều 7: Điều kiện trở thành Hội viên
Hội viên chính thức: Là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Nhà nước đang sản xuất, kinh doanh, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (kể cả văn phòng đại diện, chi nhánh thuộc các doanh nghiệp của các địa phương khác được phép hoạt động trên địa bàn Bắc Ninh), tự nguyện tham gia và tán thành Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp, được Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp chấp nhận. Hội viên liên kết: Là các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đang hoạt động trên phạm vi cả nước tự nguyện tham gia, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, được Ban chấp hành Hiệp hội xem xét chấp nhận. Hội viên danh dự: Là cá nhân, tổ chức có uy tín, có khả năng và nhiệt tình đóng góp xây dựng Hiệp hội Doanh nghiệp và được Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp mời tham dự. Hội viên liên kết, Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như Hội viên chính thức của Hiệp hội, được biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội, không được bầu cử, ứng cử vào Ban chấp hành, ban kiểm tra Hiệp hội. Điều 8: Thành viên tập thể Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội ngành nghề, các doanh nghiệp khác sau khi thỏa thuận, tán thành Điều lệ và được Ban chấp hành Hiệp hội chấp nhận đều có thể trở thành thành viên tập thể của Hiệp hội. Điều 9: Chấm dứt tư cách Hội viên Tư cách hội viên không còn giá trị nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Hoạt động trái với mục đích của Hiệp hội, gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Hiệp hội; + Không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những Quy định, Nghị quyết của Hiệp hội;
Hội viên bị chấm dứt tư cách tại khoản 4 điều 9 có quyền khiếu nại lên Đại hội Hiệp hội, quyết định của Đại hội là quyết định cuối cùng. Điều 10: Pháp nhân mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai hoặc nhiều hội viên của Hiệp hội, nếu không có yêu cầu khác, đương nhiên là hội viên của Hiệp hội. Điều 11: Quyền lợi của Hội viên
Điều 12: Nghĩa vụ của Hội viên
Chương IV TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Điều 13: Tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp bao gồm
Điều 14: Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội Hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, bình đẳng giữa các hội viên. Các cơ quan của Hiệp hội hoạt động trên cơ sở bàn bạc dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách thiểu số phục tùng đa số. Nghị quyết Đại hội, các Nghị quyết của Ban chấp hành, Ban thường vụ chỉ có giá trị và hợp lệ khi được trên 50% số người tham dự theo quy định của pháp luật và theo quy định của Điều lệ Hiệp hội đồng ý. Điều 15: Đại hội nhiệm kỳ (Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu) và Hội nghị thường niên Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội, do Ban chấp hành Hiệp hội triệu tập năm (05) năm một lần với sự tham gia của trên 50% số đại biểu triệu tập. Đại hội có nhiệm vụ:
Hội nghị thường niên được tổ chức một (01) năm một lần để tổng kết đánh giá hoạt động của Hiệp hội trong năm. Điều 16: Đại hội bất thường Đại hội bất thường được triệu tập theo quyết định của Ban thường vụ Hiệp hội khi có ít nhất 2/3 số ủy viên BCH hoặc quá nửa số hội viên chính thức đề nghị. Đại hội có nhiệm vụ:
Điều 17: Nguyên tắc biểu quyết của Hiệp hội Khi triệu tập Đại hội, Ban chấp hành phải công bố chương trình nghị sự của Đại hội và gửi thư mời Hội viên chậm nhất 10 ngày trước ngày dự định Đại hội. Nghị quyết của Đại hội được lấy biểu quyết theo đa số hội viên có mặt tại Đại hội Riêng đối với những vấn đề đặc biệt quan trọng sau đây thì phải được 2/3 số Hội viên của Hiệp hội có mặt tán thành:
Điều 18: Hiệp hội tự giải thể Ngoài trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định buộc giải thể, Hiệp hội chỉ tự giải thể trong trường hợp có từ trên 1/2 trở lên số đại biểu dự Đại hội biểu quyết thông qua. Nghị quyết này còn phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sau khi đã thanh toán công nợ và thanh lý tài sản của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Điều 19: Ban chấp hành Hiệp hội Ban chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội do Đại hội quy định. Ban chấp hành Hiệp hội do Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội Đại biểu bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu hợp lệ. Trong trường hợp cần thiết, có thể có 1 số Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội do Ban thường vụ Hiệp hội mời bổ sung theo quy định của Điều lệ này nhưng không được quá 20% số ủy viên Ban chấp hành tại thời điểm bổ sung. Ban chấp hành Hiệp hội quyết định công việc theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyền quyết định thuộc về Chủ tịch Hiệp hội. Ủy viên Ban chấp hành phải là người có tâm huyết với Hiệp hội, có trình độ và khả năng điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe để gánh vác nhiệm vụ được Hiệp hội giao. Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội là đại diện tổ chức pháp nhân do về hưu hoặc chuyển công tác khác sẽ được thay thế bằng một người khác cũng của tổ chức pháp nhân đó và vẫn là ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội. Trường hợp này phải báo Ban thường trực Hiệp hội trước 30 (ba mươi) ngày và người thay thế phải được trên 50% số Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội đồng ý. Nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hiệp hội là 05 (năm) năm. Điều 20: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấp hành
- Triệu tập Đại hội Hiệp hội. Điều 21: Nguyên tắc hoạt động của Ban chấp hành Ban chấp hành Hiệp hội họp định kỳ sáu (06) tháng một lần vào những năm không có Đại hội hoặc có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Ban chấp hành, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua. Các quyết định của Ban chấp hành Hiệp hội được lấy biểu quyết theo đa số thành viên có mặt. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội. Điều 22. Ban thường vụ Hiệp hội Lãnh đạo công tác của Hiệp hội, các Hội cấp huyện và các tổ chức trực thuộc là Ban thường vụ Hiệp hội gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên do Ban chấp hành bầu ra. Chủ tịch là người đại diện cho Hiệp hội và Ban chấp hành và là người đứng đầu Ban thường vụ. Các Phó chủ tịch là người giúp Chủ tịch điều hành chung và được Chủ tịch phân công trách nhiệm trong một số lĩnh vực công tác cụ thể. Phó chủ tịch thường trực thay mặt Chủ tịch lãnh đạo Hiệp hội khi Chủ tịch đi vắng. Tổng thư ký là người giúp Chủ tịch điều phối hoạt động của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức trực thuộc Hiệp hội và được Chủ tịch phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể. Ban thường vụ Hiệp hội cử thường trực Hiệp hội tõ 3 ®Õn 5: Chủ tịch Hiệp hội, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội và Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội. Điều 23:Ban thường vụ có các nhiệm vụ sau:
Điều 24: Ban kiểm tra Hiệp hội Ban kiểm tra Hiệp hội gồm 05 (năm) thành viên, có trưởng ban và phó ban do Ban chấp hành bầu với nhiệm kỳ 05 (năm) năm. Trưởng ban kiểm tra điều hành công việc của Ban. Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động của Hiệp hội và hội viên về thực hiện Điều lệ, thực hiện Nghị quyết của Đại hội, của Ban chấp hành, của ban thường vụ và làm báo cáo kiểm tra trước Ban chấp hành và trước Đại hội. Quy chế hoạt động của Ban kiểm tra do Ban thêng vô quyết định. Điều 25: Thành lập các đơn vị trực thuộc Hiệp hội 1. Ban chấp hành Hiệp hội thành lập các Hội cấp huyện, Hội nghề nghiệp, các chi hội, văn phòng đại diện, các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc. 2. Chủ tịch Hiệp hội ký quyết định thành lập các Hội cấp huyện, Hội nghề nghiệp, các chi hội, văn phòng đại diện, các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội. 3. Các hội cấp huyện, Hội nghề nghiệp, các chi hội, văn phòng đại diện, các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc hoạt động theo quy chế hoạt động đã được phê duyệt và Điều lệ Hiệp hội. Chương V TÀI CHÍNH Điều 26: Kinh phí của Hiệp hội có những nguồn thu sau đây
Điều 27: Sử dụng kinh phí của Hiệp hội theo yêu cầu hoạt động của Hiệp hội, theo quy định của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh, phù hợp với quy định của nhà nước. Các khoản chi gồm:
Báo cáo tài chính, tài sản phải được công khai tại cuộc họp cuối năm của Ban chấp hành. Ban kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra Thu – Chi tài chính của Hiệp hội và báo cáo tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Chương VI KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT Điều 28: Khen thưởng Hội viên, ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội, Ban thường vụ, các Ban chuyên môn, cán bộ, nhân viên Hiệp hội có nhiều thành tích đóng góp vào việc xây dựng phát triển của Hiệp hội và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước được Hiệp hội khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan Nhà nước khen thưởng. Điều 29. Kỷ luật Hội viên, Ủy viên Ban chấp hành, Ban thường vụ Hiệp hội, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội hoạt động trái với Điều lệ, Nghị quyết của Hiệp hội, làm tổn hại tới uy tín, danh dự của Hiệp hội, bỏ sinh hoạt thường kỳ nhiều lần không có lý do chính đáng sẽ tùy mức độ mà phê bình, khiển trách, cảnh cáo, xóa tên trong danh sách Hội viên hoặc dề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Chương VII ĐIỀU KHOẢN CHUNG Điều 30: Điều lệ này gồm 07 chương, 30 điều đã được Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh lần thứ Hai, nhiệm kỳ 2012 - 2017, thông qua ngày 27 tháng 03 năm 2012 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này phải do Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh quyết định và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt./.
|
|
|
Bắc Ninh, ngày 27 tháng 03 năm 2012 ĐẠI HỘI LẦN THỨ HAI HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ & VỪA TỈNH BẮC NINH |
Pages: 0
Visitors: 0
Vis.Today: 0